Theo báo cáo bán hàng của VAMA (Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam), trong tháng 4/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.123 xe. Trong đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.910 xe, giảm 5% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 3.213 xe, tăng 37% so với tháng trước.
Qua các con số này cho thấy, thị trường ô tô nhập khẩu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh sự khởi sắc này, nhiều mẫu xe nhập khẩu hiện nay vẫn không có xe để bán hoặc có xe bán nhưng không có người mua.
Hiện tại, không chỉ riêng TMV mà các thành viên khác của VAMA đều gặp khó khăn do quy định về Giấy chứng nhận kiểu loại, và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp, trừ việc tiếp tục kiến nghị Chính Phủ tháo gỡ khó khăn. Do vậy, TMV chưa thể chắc chắn, liệu việc dừng hoạt động nhập khẩu xe sẽ kéo dài trong bao lâu.
Bên cạnh Toyota, Suzuki Việt Nam cũng có 2 mẫu xe không bán được chiếc nào là Vitara và Celerio. Tuy nhiên, cả 2 mẫu xe này của Suzuki trong những tháng trước đó cũng đều có doanh số không cao nhưng không rõ là hết hàng hay ế ẩm.
Theo thông tin PV có được, hiện nay mới chỉ có Honda Việt Nam (HVN) và GM Việt Nam đã đáp ứng được các quy định của Nghị định 116 của Chính phủ và Thông tư 03 (Bộ Giao thông) để nhập xe về nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan, tháng 4/2018 cả nước đã nhập khẩu 2.264 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Lượng ô tô nhập khẩu sụt giảm khoảng gần 30% so với cùng kỳ. Tính lũy kế, lượng xe nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm giảm tới gần 80%. Nguyên nhân do 3 tháng đầu năm gần như không có thêm lô hàng nhập khẩu đáng kể nào. Lượng ô tô nhập khẩu chỉ bắt đầu trở lại từ cuối tháng 3/2018. Cũng theo những báo cáo của Tổng cục Hải Quan, ô tô nhập khẩu từ đầu năm chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan. Quốc gia này đã đóng góp tới 5.700 xe ô tô chiếm hơn 84% lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn