Bảo hộ lắp ráp xe trong nước hay bảo hộ người tiêu dùng Việt Nam?
Nghị định 116 tiếp tục là hàng rào ngăn cản các dòng xe miễn thuế nhập khẩu từ thị trường ASEAN về Việt Nam (đi kèm điều kiện nội địa hoá). Và cho đến thời điểm này mới chỉ có Honda và GM Việt Nam mới đảm bảo các thủ tục mới về kinh doanh xe nhập khẩu, trong khi các ông lớn khác tại Việt Nam, như Toyota, Ford hay Mitsubishi, Suzuki, đều chưa thể làm được.
Riêng Toyota Việt Nam, dù đã khẳng định là có trong tay đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để nhập khẩu xe, nhưng thời gian cho việc lên kế hoạch/đặt hàng/sản xuất và thông quan, đáp ứng điều kiện Đăng kiểm tại Việt Nam thì cũng ít nhất đến cuối quý 3, đầu quý 4 năm nay mới có thể đưa xe về (chưa kể các dòng xe nhập từ Nhật Bản như Lexus và Toyota Land Cruiser, Alphard... hiện chưa đáp ứng đủ thủ tục).
Và chính vì vậy, hàng loạt dòng xe nhập khẩu vốn được ưa chuộng tại Việt Nam đã không còn xe cung cấp ra thị trường; thậm chí, một số dòng xe biến mất khỏi danh mục sản phẩm của các hãng, nhưKIA Rio, KIA Cerato hatchback/Koup, Peugeot 208, Nissan Juke…
Trong khi đó, những yêu cầu về thủ tục, đăng kiểm... đã khiến hàng loạt thương hiệu xe siêu sang và siêu xe, vốn phụ thuộc hoàn toàn nhập khẩu, không thể đưa xe về Việt Nam, cho dù xe đã có mặt tại các cảng biển từ gần nửa năm nay.
Không có xe thông quan, đồng nghĩa với việc thất thu thuế trong khi người dân thì vẫn đang ngóng đợi các dòng xe miễn thuế, giá rẻ hơn so với năm 2017.
Hết hàng, các hãng đóng băng, đại lí tự cứu mình
Đến tháng 6 này, hầu như các thương hiệu ôtô tại Việt Nam (trừ Honda và Chevrolet) đều không thể đẩy mạnh quảng bá bán hàng bởi hiện tại người dân vẫn mong chờ các dòng xe miễn thuế nhập khẩu, chính vì vậy các dòng xe lắp ráp trong nước hiện cũng bị ảnh hưởng lây, không có nhiều sự chú ý từ người mua.
Chính vì vậy, trong tháng 6 này, hàng loạt thương hiệu giữ nguyên giá bán, không có thêm bất cứ các chương trình giảm giá hay khuyến mại nào, do thị trường hiện đang “đóng băng”; đó là Ford, Toyota, Nissan, Mitsubisihi, KIA, Mazda, Peugeot, Hyundai...
Cụ thể, các đại lí của Ford hỗ trợ cho khách hàng mua EcoSport từ 25 đến 35 triệu đồng tùy từng phiên bản; Fiesta có mức hỗ trợ 50 - 60 triệu đồng.
Các đại lí Toyota cũng thực hiện giảm giá khá mạnh; tại Hà Nội, Toyota Innova được giảm từ 40 đến gần 50 triệu đồng; Vios được giảm 30 - 40 triệu đồng; cá biệt, có đại lí còn giảm giá mẫu Camry lắp ráp trong nước lên tới 60 triệu đồng.
Còn với Mazda, một số đại lí tự hỗ trợ 10 triệu đồng cho mẫu CX-5 2.0L, còn lại các mẫu xe khác hầu hết không thay đổi.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các thương hiệu ôtô đang kinh doanh tại Việt Nam được chia ra như sau: Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), với 19 thành viên, bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh xe du lịch và cả xe thương mại, phần còn lại là các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới hình thức phân phối chính hãng, bao gồm Audi, BMW, Porsche…
Tuy nhiên, để phù hợp với sự quan tâm của độc giả, chúng tôi chỉ đăng tải giá bán của những mẫu xe du lịch, xe đa dụng, xe SUV và một vài mẫu xe bán tải (pick-up) hiện đang được quan tâm trên thị trường như Ford Ranger, Chevrolet Colorado, Nissan Navara…
Một số thương hiệu “đặc biệt” mà giá bán phụ thuộc vào người mua đặt hàng như Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini, Mekong (với một vài mẫu Fiat và PMC)… nên chúng tôi không đưa vào bảng tổng hợp này.
Nguồn: dantri.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn