Có những bộ phận trên xe mà chúng ta có thể ước lượng tuổi thọ trung bình như: bình ắc- quy (2-4 năm), bugi đánh lửa (3 – 5 năm),… Tuy nhiên, không phải bộ phận nào cũng có vòng đời cố định, nhất là các chi tiết ngoại thất trên xe khi phải chịu nhiều tác động từ môi trường đầy khói bụi và nắng nóng quanh năm như ở Việt Nam.
Dưới đây là 5 bộ phận dễ hỏng hóc và khiến các chủ xe tốn kém chi phí sửa chữa nhất nếu không được bảo dưỡng đúng cách.
Hệ thống đèn xe
Bộ phận này có chức năng phát ra tín hiệu và cảnh báo giúp chúng ta tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, hệ thống đèn thường sẽ nhanh hỏng, và thường là hỏng bất ngờ.Nguyên nhân của việc đèn “dở chứng” không sáng nữa là vì thường xuyên bị xóc mạnh do điều kiện đường sá Việt Nam nhiều “ổ gà”, các sự cố va chạm, nguồn điện không ổn định, hoặc hiệu điện thế của ắc- quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng.
Cách để kéo dài tuổi thọ cho hệ thống đèn xe là tránh đi xe vào những đoạn đường xấu gây dằn xóc xe. Khi buộc phải đi vào những đoạn đường nhiều “ổ voi, ổ gà” thì phải giảm tốc độ xe, rà phanh để xe hạn chế bị dằn xóc. Ngoài ra, cần đặc biệt chú trọng việc kiểm tra hệ thống đèn xe trung bình 6 tháng/ lần để đảm bảo an toàn, tránh các sự cố bất ngờ ngoài ý muốn.
Phanh/ thắng xe ôtô
Có thể nói phanh xe (hay còn gọi là thắng xe) là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên xe giúp bảo đảm an toàn vì chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến những tai nạn giao thông có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nguyên nhân khiến phanh xe bị hỏng hóc là do má phanh bị mòn nhiều, bị trơ, thiếu dầu phanh, hệ thống đường ống dầu phanh bị rò rỉ,… Vì tính chất quan trọng của bộ phận này mà chúng ta phải bảo trì hệ thống phanh sau mỗi 20.000 km. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị phun nước rửa kính. Thông thường lưỡi gạt mưa là bộ phận hay hư hỏng ở hệ thống cần gạt nước nhất do cấu tạo từ cao su, chịu ma sát và tác động của môi trường thường xuyên nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay cần gạt sau 12 – 18 tháng. Tuy nhiên, với điều kiện thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như tại Việt Nam, hiện tượng lão hóa lưỡi cao su sẽ diễn ra nhanh hơn, nên cần kiểm tra thường xuyên và chú ý thay thế đúng lúc.
Lọc gió động cơ
Vai trò của lọc gió động cơ là lọc bỏ hoàn toàn bụi bẩn trong không khí đi vào động cơ. Do đó, bộ phận này dễ bị bụi bẩn bám vào và làm giảm hiệu quả lọc, làm cho luồng khộng khí đi vào động cơ không đủ, gây hao xăng, tăng mức ô nhiễm và động cơ hoạt động không ổn định.
Bạn nên kiểm tra hệ thống lọc gió trung bình 1 năm/ lần hoặc sau khi xe đã lăn bánh 20.000 km. Tuy nhiên, nếu xe chạy ở những khu vực bụi bẩn nhiều, các chủ xe nên kiểm tra bộ phận này thường xuyên hơn để động cơ luôn có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu tốt nhất.
Lốp xe
Trong các sự cố xảy ra do bộ phận của xe bị hư hỏng thì nổ lốp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn giao thông. Và lý do vì sao xảy ra tình trạng nổ lốp này hầu hết được lý giải do lốp xe quá mòn và cũ dẫn đến việc lốp chịu “giới hạn tải trọng cực đại” phải hoạt động hết công suất, bị mài mòn nhiều, ma sát với mặt đường nhiều nên dẫn đến hiện tượng quá nhiệt và phát nổ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn